ZaiTri kênh chia sẻ thông tin địa điểm giải trí thú vị. Các địa điểm du lịch đi phượt, đi cafe giải trí hay các rạp chiếu phim và tất tần tật mọi thứ liên quan đến giải trí, relax, funny.
Như một lời hứa từ ban sơ.. Dã Quỳ lại vàng rộ những nẻo đường Đà Lạt! Sắc vàng mê hoặc ấy đã bao lần thôi thúc trái tim của những kẻ sĩ mộng mơ phải chùng chân ghé lại nơi đây bất kể đang vướng bận xô bồ của cuộc mưu sinh hối hả! Những bước chân lữ khách lỡ một lần được chiêm thị màu hoa ấy chắc hẳn khó có thể gạt nó ra khỏi tâm trí cho dù còn biết bao loài hoa đồng sắc hữu xạ! Ma lực nào mà ghê gớm vậy???
Người ta vẫn hay đùa vì Dã Quỳ là "Quỷ Già".. nên nó mới có sức mê hoặc ghê gớm là như vậy! Có người hỏi tôi: "Trí nhớ Đà Lạt nhất khi nào?" Như bản năng: "Mùa Hoa Dã Quỳ!" Đấy, nhớ Hoa mà quên luôn ngày tháng là có đấy các bạn ạ, gảy gọn và dứt khoát! Cuối tháng 10 Dã Quỳ bắt đầu nở và tháng 11 thì cả núi rừng Đà Lạt như thay áo mới, màu Áo Lụa Vàng! "Ngày xưa em đến, em mặc áo lụa vàng Em đi trong nắng, chân chim xinh xắn Chưa hề lấm bụi trần, chưa hề vướng cỏ sầu Em đi vào mộng mơ!" Câu hát vẫn đẹp như thế, đẹp như màu áo lụa, như màu của Dã Quỳ mộng mơ! Cô gái ấy, cô gái mặc áo lụa vàng vẫn thủy chung với màu áo thướt tha như tình cảm của cô dành trọn cho chàng trai. Cảm xúc thăng hoa khi anh nắm chặt tay em trên những nẻo đường Đà Lạt ươm đầy sắc hoa trong cái se lạnh ấy, trong cái mùi hương không lẫn vào đâu ấy, trong cái ấm ấp đến vô cùng của con tim ấy.. Và trong miên man ấy, chàng trai bắt trọn những cảm xúc mơ hồ đó, men theo dòng thời gian trôi ngược trở về với những ngày tuổi thơ đẹp đẽ không xô bồ toan tính! "Chiều nay em đến, vẫn màu áo lụa vàng Như xưa trong trắng, mang theo ánh nắng Cho đời bớt lệ sầu, cho lòng bớt hận thù Anh đi vào tuổi thơ! .. Dã Quỳ - Hữu Sắc Vô Hương nhưng không Tầm Thường! Cũng bởi Dã Quỳ chưa bao giờ lỡ hẹn .. nên mình có hẹn với Dã Quỳ..!
Hà Giang không chỉ đẹp bởi những núi cá cao hùng vĩ, với cột cờ Lũng Cú linh thiêng hay phố cổ Đồng Văn kì lạ, Hà Giang còn đẹp bởi những cung đường quanh co, ngoằn ngoèo nhưng lại chinh mục mọi con tim. Một trong những cung đường đó chính là con dốc chín khoanh mà mọi người hằng mơ ước chinh phục
I. Dốc chín khoanh ở đâu
Dốc chín khoanh là con đường núi treo leo nối xã Phố Cáo với xã Sủng Là, thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Ở đây có những khúc cua liên tiếp, quanh co và khá dốc.
Dốc 9 khoanh là một đoạn của quốc lộ 4C – con đường giao thông huyết mạch của Hà Giang, nơi vốn dĩ giao thông rất khó khăn do đặc điểm địa hình đồi núi.
II. Những điều thú vị về con dốc chín khoanh
• Dốc chín khoanh chỉ là một con dốc nhỏ của một con dốc lớn
Sự thật là vậy, dốc chín khoanh công nhận là con dốc nổi tiếng nhất nhì Hà Giang, nhưng nó chỉ là con dốc “con” của một con dốc khác đó là dốc Bắc Sum. Đây là con dốc lớn và ngoằn ngoèo nhất Hà Giang.
• Dốc chín khoanh và truyền thuyết thú vị
Tương truyền, nếu cặp đôi nào cùng nhau vượt qua con dốc chín khoanh này thì tương lai sẽ lên vợ lên chồng, sống với nhau đến đầu bạc răng long. Trên thực tế có rất nhiều cặp đôi đã cùng đến đây chụp ảnh cưới, nhờ sự hùng vĩ của trời đất chứng dám cho tình yêu.
Con dốc Chín Khoanh lãng mạn và độc đáo
• Không phải xe gắn máy nào cũng qua được
Đổ dốc thì không tính nhưng với việc leo dốc thì đó quả thực là một “cực hình” với những loại xe gắn máy, nhất là những dòng xe gắn máy yếu. Các đoàn phượt khi đến đấy thường phải đẩy cho nhau, xe khỏe đẩy xe yếu, thậm chí một số người phải xuống đi bộ vì biên độ dốc quá cao và k phải xe nào cũng có thể lên được, nhiều người còn dí dỏm cho rằng con dốc này phải tên là dốc Thẩm Xế (thử xe, cách gọi dí dỏm, chơi chữ vì tại Hà Giang có một con dốc khác tên là Thẩm Mã có nghĩa là thử ngựa).
• Là cửa ngõ của cao nguyên đá Đồng Văn
Muốn đến được cao nguyên đá Đồng Văn theo hướng từ thành phố Hà Giang lên, thì bạn buộc phải đi qua quốc lộ 4C và phải chinh phục con dốc Chín Khoanh này, quả thực đây sẽ là một trải nghiệm khá gay go và khó khăn. Nhưng khi thử thách được hoàn thành rồi thì có lẽ sẽ chẳng còn gì có thể thử sức bạn nữa.
• Dốc Chín Khoanh có rất nhiều tam giác mạch
Với những bạn mê mẩn hoa tam giác mạch Hà Giang thì đây quả thực là cơ hội có một không hai, xung quanh khu vực dốc Chín Khoanh có trồng rất nhiều tam giác mạch, chính phục xong dốc Chín Khoanh các bạn buộc phải dừng chân nghỉ ngơi, xem lại xe pháo và trọng lúc đó hãy tranh thủ thưởng thức sự hùng vĩ của tự nhiên Hà Giang và có những bức ảnh lưu niệm cực đẹp cực chất với hoa tam giác mạch nhé.
Mùa tam giác mạch về
III. Những con dốc nổi tiếng khác tại Hà Giang
1. Dốc Pài Lủng
Dốc Pài Lủng thuộc con đường hạnh phúc, con đường chinh phúc đèo Mã Pì Lèng hùng vĩ của Hà Giang, con dốc này gồm rất nhiều đoạn cua tay áo khá gấp nhưng biên độ thì không đến nõi cao lắm. Điều đặc biệt chính là những khúc cua của con dốc này đều nằm giữa những núi đá, cảm giác huyền bí cực kì thú vị.
2. Dốc Thẩm Mã
Như trên đã nói con dốc này có tên Thẩm Mã vì nó được dùng để thử sức ngựa, tương truyền để thử một con ngựa, người ta sẽ thồ hàng lên con ngựa đó và cho nó đi lên dốc Thẩm Mã, nếu con ngựa lên đến đỉnh dốc mà còn khỏe thì là ngựa tốt, còn ngựa mà mệt, thở mạnh thì sẵn sàng được đưa đi làm thắng cố. Ngày nay không còn nhiều người thử ngựa bằng cách đó nữa nhưng đó cũng là một trong những giai thoại thú vị về mảnh đất và con người Hà Giang.
3. Dốc Săm Pun
Dốc Săm Pun cách thị trấn Mèo Vạc khoảng 30km, đây là con dốc khá nguy hiểm vì nó là con đường leo lên đỉnh nói, biên độ dốc rất cao. Đây là con dốc được coi là thách thức lớn nhất của các phượt thủ mỗi khi đến với Hà Giang. Tuy khó khăn nhưng khi chinh phục được con dốc này chúng ta sẽ không khỏi trầm trồ bởi những vẻ đẹp hùng vì mà nó mang lại.
Trên đây là những điều thú vị mà có lẽ các bạn còn chưa biết về con dốc Chín Khoanh nổi tiếng và một số con dốc khác nổi tiếng ở Hà Giang. Chúc các bạn có một chuyến đi Hà Giang vui vẻ.
Ngô Viết Thụ sinh ngày 17 tháng 9 năm 1926 tại làng Lang Xá, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên – Huế), lập gia đình với cô Võ Thị Cơ, một thiếu nữ ở Đà Lạt, vào năm 1948, khi theo học Trường Cao đẳng Kiến trúc tại Đà Lạt.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, con trai kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, kể: “Hơn 50 năm trước, có một tân sinh viên nghèo đi từ Huế vào Đà Lạt. Anh học trò nghèo tay trắng, xách vali vào Đà Lạt để theo học tại Trường Cao đẳng Kiến trúc. Người đầu tiên anh gặp là một nữ sinh trung học đệ nhị cấp: “Cô ơi, cho tui hỏi đường tới nhà trọ này”. Nghe chỉ đường xong, anh còn hỏi thêm một câu: “Gạo một ký bao nhiêu?”, cô gái giơ hai ngón tay: “Hai đồng”.
Sau đó, vì học giỏi, anh được giới thiệu dạy kèm cho con gái ông bà ở trung tâm thành phố. Cậu sinh viên trở thành gia sư cho cô gái và các em của cô, rồi trở nên thân thiết với gia đình. Nhiều năm sau, họ thành vợ chồng.
Vợ chồng KTS Ngô Viết Thụ
Đó là câu chuyện của cha mẹ tôi. Mỗi khi giận nhau, hai ông bà giao hẹn giơ hai ngón tay lên để làm hòa, không giận nữa. Hình ảnh mà tôi nhớ nhất là những đêm cha mẹ hàn huyên với nhau đến 2, 3 giờ sáng. Có lẽ tình yêu này quá lớn, nên sau khi mẹ mất, cha tôi bị sốc lớn và ở vậy cho đến khi qua đời.
Cha tôi, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, sau này có lần nói: ông ráng học thật giỏi để xứng đáng với tình cảm của mẹ tôi. Sau khi du học Pháp về, một trong những nơi đầu tiên ông quay lại để giúp xây dựng chính là Đà Lạt…” (Bê tông hóa Đà Lạt, báo Người Đô Thị 18.4.2019)
Năm 1950, Trường Cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt được chuyển về Sài gòn. Các sinh viên có thể chọn chuyển về Sài gòn hoặc sang Pháp học tiếp. Nhận thấy ông Ngô Viết Thụ rất có tài, gia đình vợ ông quyết định giúp ông sang Pháp du học. Nhưng sợ ông mang mặc cảm phận nghèo phải nương tựa nhờ vả gia đình vợ nên vợ ông quyết định nghỉ học, giúp cha mẹ buôn bán để ông yên tâm chỉ chịu ơn vợ mà thôi.
Từ năm 1950 đến năm 1955, ông là sinh viên ngành kiến trúc tại Trường Mỹ thuật Quốc gia (École des Beaux-Arts) ở Paris. Năm 1955, ông nhận Giải thưởng lớn Roma (Grand Prix de Rome), giải thưởng về kiến trúc dành cho kiến trúc sư tại Pháp, thường được gọi là giải Khôi nguyên La Mã. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1958, ông lưu trú tại Biệt thự Medicis (Villa Medicis) của Viện Hàn lâm Pháp tại Roma (Ý) để nghiên cứu về quy hoạch và kiến trúc. Năm 1962, ông là kiến trúc sư châu Á đầu tiên trở thành Honorary Fellow (viện sĩ danh dự) của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (American Institute of Architects).
Sau khi ông đoạt giải Khôi nguyên La Mã và kết thúc thời gian sống và làm việc ở Biệt thự Medicis tại Rome, rất nhiều văn phòng kiến trúc sư danh tiếng ở Pháp, Ý và một số nước khác đã đánh tiếng mời ông về làm việc với mức lương hậu hĩnh. Tương lai rộng mở, ông có thể cùng vợ con định cư tại châu Âu, nhưng lúc đó, Tổng thống Ngô Đình Diệm cử GS Bửu Hội sang Pháp mời ông về nước làm việc. Trước khi sang Pháp, ông Bửu Hội đến thăm cha của ông là cụ Ngô Viết Quang và mang giúp quà của cụ gửi cho ông là 3 trái xoài cùng một bài thơ mang tên “Cá gáy hóa long”, đại ý chúc mừng ông công thành danh toại, nhưng khuyên ông không nên quên nguồn cội và nên trở về giúp đất nước. Sau khi đọc xong thư nhà, ông quyết định thu xếp cùng gia đình trở về Việt Nam.
Chỉ trong vài năm, ông thiết kế nhiều dự án quan trọng của quốc gia và vào năm 1960, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã mời ông nhận chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Đây là một chức vụ có quyền uy, không chỉ điều hành việc xây dựng đất nước mà còn nắm cả bộ phận xổ số kiến thiết vốn là con gà đẻ trứng vàng lúc bấy giờ. Ông băn khoăn, hỏi ý kiến vợ, bà khuyên ông không nên nhận vì bản thân ông vốn là một người nghệ sĩ sáng tạo chứ không phải một chính khách. Ra nhận chức vụ lớn, trách nhiệm cao, phải học hỏi cung cách làm chính trị sẽ ảnh hưởng nhiều đến nghề nghiệp theo thời cuộc có thể lên, cũng có thể xuống, sẽ có va chạm, xung đột quyền lực với người khác ở chốn quan trường…
Thấy vợ nói cũng hợp với ý mình nên ông đã từ chối, chỉ nhận làm cố vấn và giữ chức trưởng văn phòng tư vấn kiến trúc và chỉnh trang lãnh thổ cho Phủ Tổng thống. Từ đó, Việt Nam Cộng hòa không còn Bộ Xây dựng nữa, việc quy hoạch toàn miền Nam Việt Nam cho đến năm 1975 chủ yếu do 2 văn phòng thực hiện là văn phòng ông Ngô Viết Thụ nghiên cứu chiến lược và Tổng nha Kiến thiết.
Ông đã thiết kế nhiều công trình xây dựng như Dinh Độc Lập (1961-1966), Viện Đại học Huế (1961-1963), Viện Nguyên tử Đà Lạt (1962-1965), Khu công nghiệp An Hòa Nông Sơn, Nhà máy dệt Phong Phú, Khách sạn Hương Giang 1 tại Huế (1962), Nhà thờ chính tòa Phủ Cam (1963), Thương xá Tam Đa (Crystal Palace), Trường Đại học Nông nghiệp Thủ Đức (1975)…
Sau năm 1975, ông ở lại Việt Nam, thiết kế Ty Thủy lợi Đắc Lắc (1976), Bệnh viện Sông Bé (1985), Khách sạn Century ở Huế (1990), phác thảo Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt (sau này do một nhóm kiến trúc sư Lâm Đồng tiếp tục thực hiện triển khai chi tiết và thi công).
cầu thang nối Khu chợ Hòa Bình với Chợ Đà Lạt
Ông từ trần ở tuổi 72 vào ngày 3 tháng 9 năm 2000 tại nhà riêng ở Sài gòn do tai biến mạch máu não.
Dấu ấn của Ngô Viết Thụ ở Đà Lạt là việc thiết kế Viện Nguyên tử Đà Lạt (1962-1965) và thiết kế cầu thang nối liền Khu chợ Hòa Bình với Chợ Mới Đà Lạt. Tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên kể về việc xây dựng Chợ Mới Đà Lạt vào ngày 10 tháng 10 năm 1958: “Ý tưởng về một ngôi chợ mới bề thế, làm điểm nhấn cho Đà Lạt có thể đã đến từ năm 1957, sau khi ông Trần Văn Phước nhậm chức tỉnh trưởng Tuyên Đức kiêm thị trưởng Đà Lạt. Lúc đó, khu chợ cũ tọa lạc tại khu Hòa Bình xây dựng từ năm 1937 đã trở nên chật chội, quá tải trước sự gia tăng dân số, cởi mở về kinh tế kể từ sau năm 1954. Dự án xây cất khu Chợ Mới là một quyết định đầy táo bạo của ông Trần Văn Phước. Sau nhiều lần hội kiến và trao đổi bằng văn bản về công trình này với nguồn chi phí do thành phố tự điều động, đã được sự chấp thuận của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ngày 4.3.1958, trong điều kiện nguồn ngân quỹ của thành phố Đà Lạt eo hẹp, thị trưởng Trần Văn Phước đã đứng ra ký một khế ước với Bộ trưởng Tài chánh, thỏa thuận cho thành phố Đà Lạt vay một ngân khoản 30.000.000 đồng của Quỹ Hưu bổng Văn Giai Việt Nam để xây Chợ Mới. Số tiền này được bên vay cam kết trả bằng 15 niên khoản liên tiếp, mỗi niên khoản là 2.880.266.28 đồng… Cuộc đấu thầu công khai diễn ra vào 10g sáng ngày 4.7.1958 tại Tòa Hành chánh Đô thị Đà Lạt. Với mức giá đưa ra là 30.326.000 đồng, ông Nguyễn Linh Chiểu trúng thầu. Ngày 21.7.1958, một hợp đồng xây dựng Chợ Mới Đà Lạt được ký giữa ông thị trưởng Phước với nhà thầu Nguyễn Linh Chiểu. Bản hợp đồng có nhiều ràng buộc thanh toán, nhưng đáng kể nhất chính là thời hạn phải hoàn thành Chợ Mới trong 20 tháng. 9 g ngày 10.10.1959, buổi lễ đóng cây cừ đầu tiên, còn gọi là lễ động thổ cho công trình này diễn ra. Bản thiết kế ngôi chợ 3 tầng lầu với phong cách tân kỳ tọa lạc tại khu tam giác các con đường Lê Đại Hành – Nguyễn Thái Học và Phan Bội Châu của kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức được triển khai khá chặt chẽ. Nhà chợ gồm 3 tầng, diện tích mỗi tầng 1.600 m2, cao 19,45 mét, dài 80 mét, rộng 18 mét.
Việc xây dựng diễn ra đúng như dự tính, cho đến giữa năm 1959 thì trong một lần đi kinh lý tại Đà Lạt, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã nhận thấy ngôi chợ này cần có một gạch nối gắn kết trực tiếp với khu Hòa Bình. Ông đã đề nghị kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - lúc bấy giờ vừa từ Pháp trở về - tính toán một họa đồ thiết kế đường dẫn và phân lô chung quanh. Bản họa đồ nhanh chóng ra đời theo đó, ngoài một cầu dẫn vào tầng 2 ngôi chợ, còn có bản phân 6 lô được đánh số A,B,CD,E, F… Như vậy, vào thời điểm năm 1960, hình ảnh ngôi Chợ Mới có thể kết nối từ nhiều phía đã trở thành một trung tâm mua bán sầm uất…” (Một công trình kiến trúc tân kỳ, Đà Lạt bên dưới sương mù, tr. 136, 137, 138)
Ảnh: Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, với vợ và con trai, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, với Tổng thống Ngô Đình Diệm và cầu thang nối Khu chợ Hòa Bình với Chợ Đà Lạt
Nếu đã trót yêu Đà Lạt mà chưa một lần ghé qua Mộc Trà Farm để thăm khu vườn của những quả hồng xinh yêu không chịu nỗi, thì thật là một thiệt thòi cho những trái tim hay thơ thẩn ❤️
Vì đương mùa hồng nên đọc chiếc review này xong mà ưng quá là phải đi ngay và luôn, đừng chần chừ nữa nha. Khoảng hơn tuần nữa là anh chị chủ xây thêm khu trải nghiệm hồng treo gió nữa ấy. Mùa này Đà Lạt lại vắng người, đi chơi sướng phải biết.
Mùa hồng ở Mộc Trà farm
Hiếu sẽ đi vào ngay và luôn tất tần tật mọi thứ Híu yêu tại Mộc Trà nha:
1. View siêu đẹp siêu cưng, vô vàn góc để sống từ ảo cho đến sống thực.
2. Anh chị chủ rất thân thiện và cực kỳ dễ thương, kiểu gặp được người tốt là bạn sẽ cảm thấy yêu đời hơn và tự nhiên vui cả ngày ấy ^^ Đặc biệt Chị chủ rất có gout, lại yêu thích Home Decor nữa nên góc nào của Mộc Trà cũng rất là chịuuuu
3. Trời ơi, mùa này đi Đà Lạt nhìn đâu cũng thấy hồng. Đặc biệt trên đường đến Mộc Trà bạn sẽ gặp 1 cơ số là vườn hồng. Tha hồ vừa đi vừa ngắm
Đường đi xuống Homestay (cũng là lối vào quán cafe Mộc Trà) 2 bên là vườn hồng, cây hồng san sát nhau, trĩu quả xuống tận tay bạn. Sống động và chân thực ko tin được ❤️ (lần đầu đi vườn hồng nên có hơi phấn khích quá độ hiahia)
4. Quán cafe giá cả phải chăng mà rất là ngon nhé. View quán nhìn ra 1 bên là vườn hồng từ xa đến gần, 1 bên là hồ nước to mênh mông lấp loáng. Ngồi cafe tại đây quên hết sự đời.
5.Phòng tại Homestay nằm dọc 2 bên đường đi xuống quán, view sẽ nhìn trực tiếp ra vườn hồng, sườn đồi và chiếc hồ to to. Bình yên một cõi.
6.Chịu khó đi xuống quanh hồ sẽ có thêm 1 mớ ảnh cưng cưng 😊
7.Được tung tăng tự do xách giỏ đi hái hồng như thể nhà mình, vừa hái vừa ăn vừa sống ảo, tới khi nào mỏi mệt thì thôi 😂😂
8.Highly recommend cho bạn nào ở lại đây 1 đêm thì sẽ thư thả vừa ngắm cảnh, vừa chụp ảnh, vừa uống cafe. Rồi mà đi 2 mình thì ngồi trước phòng vừa ăn hồng, vừa uống trà nhìn ra chiếc view siêu xinh ấy, rất là bình yên luôn 😊
9.Có bầy cún lạp xưởng, ục a ục ịch, chân đã ngắn mà da thịt mềm mại vô đối cho bạn ngắm hoài ko chán 😂😂 cả 4 mẹ con bạn ấy ngày đầu sẽ ko cho bạn nựng đâu, hôm sau quen quen rồi mới cho sờ cho ôm chút đỉnh nha. Khôn hết phần thiên hạ mà ❤️
10. Giá phòng không thể rẻ hơn: 300K/đêm. Cũng là chỗ rẻ nhất trong những Homestay Híu ghé.
11. Phòng sạch sẽ, xung quanh là cây cối núi rừng nên cảm giác rất là thiên nhiên luôn.
Bên trong homestay Mộc Trà nhìn ra vườn
Ngoài ra, có Những điều bất tiện nhỏ xíu xiu thế này:
1. Toilet nằm bên dưới chỗ quán cafe, cách phòng ở của bạn 1 đoạn nên ban đêm mà cần đi è thì cũng hơi mệt mệt vì rất lạnh 😂😂 Nhưng anh chị chủ sắp xây thêm nhà vệ sinh ngay sau mỗi phòng nên chưa đi Đà Lạt liền thì bạn có thể yên tâm nha 😊
2. Khăn tắm, bàn chải đánh răng các bạn phải tự chuẩn bị 😊 (Nếu ở đây có 1 đêm thôi thì có thể ko tắm là tiện nhất nha vì rất là lạnh chắc ko dơ đâu haha 😂😂)
3. Mộc Trà khá xa trung tâm ( cách khoảng 24km), nhưng đi rất là đáng công nha. Gần đó còn có đồi chè cầu đất, trên đường đến Mộc Trà còn có thể ghé đồng hoa cẩm tú cầu, nấc thang thiên đường nữa. Mà thôi, chịu khó đi xa xíu cho có hàng độc nè ^^~
- Vị trí: 7
- Decor: 10
- Tiện nghi: 9
- Giá: 10
- Thái độ phục vụ: 10
Chắc chắn sẽ quay lại để ở dài ngày nếu cần nghỉ dưỡng 😘
Hồng giòn Đà Lạt sẽ làm bạn mê khi đến đây.
Đến đây là hết chiếc Review khá ngắn so với những gì Híu muốn nói về nơi này, thôi thì còn lại mời cả nhà xem ảnh lấy cảm hứng rồi ghé liền liền nha 😊 Nguyễn Ngọc Thanh Hiếu
Sau khi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đi vào hoạt động cùng với đó là hệ thống cáp treo được hoàn thành giúp cho việc đến Sapa và chinh phục đỉnh Fansipan - Nóc nhà Đông Dương trở thành điều không khó với bất cứ ai! Tuy nhiên đi du lịch Sapa như thế nào là hợp lý? Cần sắp sếp thời gian ra sao? Chơi ở đâu thì không phải ai cũng biết. Nhằm mục đích giúp cho những bạn chưa từng đi Sapa hiểu rõ hơn về Sapa - Mk xin chia sẻ về lịch trình đi SAPA mà mk đã từng đi
1. Thời gian đi Sapa bao nhiêu là đủ?
Du lịch Sapa thường các bạn nên ít nhất là có 2 ngày 1 đêm chơi trên Sapa, nếu có thời gian hơn chúng ta có thể đi 3 ngày 2 đêm. Để tiết kiệm chi phí các bạn nên lựa chọn những chuyến xe giường nằm cao cấp và đi đêm để sáng hôm sau mình có mặt ở Sapa để tranh thủ đi chơi được nhiều hơn.
2. Lịch trình chi tiết đi Sapa như thế nào là hợp lý?
Để đi được chuyến đi Sapa được ưng ý nhất chúng ta không thể bỏ qua việc xây dựng một lịch trình Sapa phù hợp nhất! Mk xin gửi đến các bạn tham khảo lịch trình Sapa 2 ngày 2 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm để cho các bạn lựa chọn phù hợp nhất nhé!
➡️ Ngày 1
=> Ngày thứ nhất bạn nên đi Cát Cát vào buổi sáng(cách thị trấn 2km – đường rất dễ đi). Trước cổng bản có rất nhiều cửa hàng cho thuê quần áo dân tộc, bạn có thể sắm cho mình một bộ. Ngoài ra còn nhiều phụ kiện khác đi kèm mà bạn có thể thuê thêm như ô che nắng của người dân tộc,… mặc những bộ đồ này chụp đẹp ở những vườn hoa, những ngôi nhà của đồng bào H'Mong, thác thủy điện thì MAX đẹp luôn ạ :))
Trưa về ăn ở thị trấn sau đó đi thẳng lên đỉnh đèo Ô Quý Hồ (cách thị trấn khoảng 15 km) ghé vào ven đường có mấy cái túp lều của người H’Mong uống chén trà Ngọt, ăn miếng cơm lam và chụp check-in So Deep ở cái chòi gỗ phía sau túp lều.
Bên cạnh đó nếu có thể đi thêm bạn có thể lựa chọn thêm hanh trình đi Thác Bạc và Thác Tình Yêu.Có bảng chỉ dẫn đường đi nên rất dễ đi nhé, đường đèo nên khó đi nên các bạn nên lái xe cẩn thận nhé.
Buổi tối: Bạn nên chọn khách sạn trung tâm có thể đi bộ đến chợ đêm SAPA ở đây rất nhiều đồ ăn, nhất là đồ nước bạn nên đến đó để ăn thử nhé, không khí mùa hè thì mát mẻ, mùa đông lạnh ăn đồ nướng que thì max phê rồi . Ăn xong bạn có thể đi dạo nhà thờ đá ở SAPA.
➡ Ngày 2
Buổi sáng: đi Lao Chải, Tả Van
Bản Tả Van có gì?
Đến bản Tả Van bạn hãy hỏi thăm nhà ông Hà để ăn uống mình thấy đồ ăn khá ngon. Nhân tiện bạn có thể vào trong khuôn viên nhà của ông để thuê quần áo dân tộc 50k/bộ check-in chụp choẹt bờ suối hoặc cây cầu Mây cheo leo huyền thoại,… Ăn uống xong bạn có thể gửi xe ở nhà ông Hà và đi bộ thăm thú làng bản Tả Van để cảm nhận cái không khí mộc mạc của bản làng người H’Mong nơi đây.
Chiều: Khoảng 3h -3h30 chiều quay về đi Fansipan là vừa đẹp để đón cảnh hoàng hôn. Với thời tiết Sapa luôn thay đổi liên tục, thì cứ thấy thị trấn không mưa tức là trên Fansipang trời sẽ nắng.Và theo mình, khoảng thời gian tuyệt vời nhất để bạn có mặt trên đỉnh Fan là khoảng từ 4h30 đến 5h30, khi mặt trời bắt đầu lặn, một thứ sắc cam cam đỏ đặc trưng bao trùm khắp không gian, và bạn sẽ phải thốt lên rằng đó là lần ngắm hoàng hôn đẹp nhất trong cuộc đời của bạn.(Mình có đi 2 lần vào mùa hạ và đông,may mắn là mùa đông mình đi vào dịp có tuyết rơi nên rất lạnh và đẹp).
=> Đi Fansipan có 2 lựa chọn di chuyển.
– Một là đi Cáp treo từ ga số 1 đến Ga số 2. Giá vé 700k người lớn, 500k trẻ em 1m - 1m2. Sau đó leo bộ 600 bậc đá để lên đỉnh Fan, cứ 20 – 40 bậc đá lại có ghế ngồi nghỉ và lầu vọng cảnh nên các bạn cứ mạn dạn leo nhé, mang theo 1 chai nước lọc nhé vì mình leo cứ đc vài bậc lại nghỉ vì rất mệt
– Hai là thêm 150k nữa đi tàu hỏa leo núi thay vì leo 600 bậc đá. Mình không khoái cách này lắm vì mình thích leo trèo và khám phá Tổng vé 850k. Tàu hỏa leo núi thì có chia ra chiều lên và chiều xuống, bạn có thể chọn đi lên cho đỡ mỏi chân rồi đi bộ xuống vẫn OK mà tiết kiệm.
Nếu có thời gian bạn có thể đi thêm ngày 3 nữa nhé! Lịch trình ngày 3 bạn có thể đi như sau:
➡ Ngày 3
Bạn chỉ còn nửa ngày để tung tăng.
Lựa chọn vào bản Tả Phìn cũng khá là lý tưởng. Nếu bạn là người có tinh thần tự sướng cao, biết hy sinh vì nghệ thuật thì nên leo thử lên núi đá trong bản Tả Phìn. Điểm đặc biệt nữa trong bản Tả Phìn chính là dịch vụ tăm lá thuốc Dao Đỏ – một đặc sản độc quyền của người Dao đỏ nơi đây. Và chính ở nơi đây mới có thứ nước tắm với đầy đủ vị thuốc nhất, còn các nơi khác sẽ thiếu đi vài vị và là lá thuốc đã phơi khô, sẽ ko chuẩn bằng tắm tại bản Tả Phìn.
Cảm giác của bạn khi ngâm mình trong bồn tắm lá thuốc sẽ là một thứ xúc cảm khoan khoái, phê pha, đặc biệt tốt cho sương khớp, mùi nước lá thơm đặc trưng. Hãy tự cảm nhận nhé.
Ở SAPA có nơi nữa đáng để đi nữa đó chính là Núi Hàm Rồng nằm trong trung tầm thị trấn lên đây có veiw đẹp có thể nhìn thấy toàn cảnh SAPA và chụp ảnh rất đẹp.
3. Các địa điểm du lịch tại Sapa:
Hàm Rồng (trong trung tâm thị trấn)
Thác Bạc (cách thị trấn khoảng 12 km)
Cầu Mây (cách thị trấn khoảng 17 km)
Bản Cát Cát (cách thị trấn 2 km)
Bản Tả Van (cách trung tâm thị trấn 8 km)
Tả Phìn (cách trung tâm thị trấn khoảng 12 km)
Bãi đá cổ (cách trung tâm thị trấn khoảng 10 km)
Fansipan - nóc nhà của Đông Dương (cách thị trấn khoảng 9 km)lhật thời tiết nắng, mưa hàng ngày trên Fansipan cho khách hàng nên sẽ đảm bảo cho các bạn có chuyến đi vui vẻ nhất.
Miền Tây được cho là vùng đất trù phú với sông nước chằng chịt , cây trái quanh năm nhưng ít ai biết đây cũng là khu vực có nhiều bất lợi về tự nhiên và khí hậu nhất là về nước sạch. Khu đầu nguồn thì phèn quanh năm, khu hạ nguồn thì mặn xâm nhập thường xuyên. Người dân chúng tôi đã dựa vào tự nhiên có mùa mưa kéo dài để trữ nước sạch.
Mùa mưa bắt đầu tầm tháng 5 âl, giai đoạn này chỉ hứng nước mưa để tiêu dùng hàng ngày chứ không trữ. Mưa kéo dài 5-7 đám lớn khi nước mưa trên mái lá không còn mùi khét và nước hết màu vàng thì người ta mới bắt đầu soạn lu - kiệu để trữ nước. Thường là tầm tháng 7-8 AL.
Chở lu bằng ghe ở miền Tây
Mỗi nhà thường có hàng lu hoặc kiệu lớn chứa nước. Nhà thì 10 cái, 20 cái để thành 1 dãy bên hiên hay trong nhà dưới được kê và đậy kỹ tránh để muỗi hay bụi bay vào. Hàng kiệu này cũng có khi dùng để đánh giá độ khá giả hay nghèo của một gia đình nào đó. Ngoài ra còn dùng để làm thước đo cô gái gia chủ khi mẹ chồng đi xem mắt. Bởi trước khi hứng nước để trữ phải xúc hết nước cũ, chà hết rong riêu quanh lu, nhà có con gái kỹ tính có khi hàng ngày đều lau chùi hàng kiệu cho bóng loáng. Hàng kiệu hay lu càng sạch thì chứng tỏ cô gái đó rất đảm đang được nhà chồng đánh giá cao.
Hàng lu cũng là nơi dễ trú ẩn của lũ trẻ chơi trốn tìm. Hay dễ ăn đòn nhất là khi dùng cây phan con chó bể cái lu thì lúc đó bạn cũng sẽ thành cái lu cho mẹ đánh. Hồi nhỏ mỗi lần hết nước mưa trong nhà là ước mơ mẹ có nhiều tiền để mua thêm vì nhà ít khi đủ nước do ít lu trữ nước.
Vận chuyển lu lên
Chuyện uống nước mưa của miền Tây cũng là một văn hoá nỗi bậc, chứng minh sự thông minh và linh hoạt của cha ông, đã biết tận dụng thiên nhiên nuôi dưỡng những bước chân lưu vong đến vùng u minh chướng khí. Cho nên ai về miền Tây ít khi thấy giếng làng vì quanh năm người dân trữ nước mưa để dùng.
Mấy năm nay dân xài nước máy các làng nghề làm lu - kiệu dần mai một. Những công thần cưu mang người miền Tây sẽ dần trở về quá khứ rồi thành ký ức một thời khốn khó.
(Nhân đọc bài "Gửi những người chỉ yêu cái vỏ của Đà Lạt" của Dino Nguyễn có nhắc tới Cà phê Tùng, mình xin được chia sẻ bài viết này. Đây là một bài viết cũ mình viết cho trang web của công ty nhưng không được đăng, giờ post lên đây cũng là một cách để nhớ về một kỷ niệm)
Tục ngữ Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng cà phê phải đen như Địa Ngục, phải đắng như Tử Thần và ngọt ngào như Tình Ái (Coffee should be black as Hell, strong as Death, and sweet as Love). Liệu như thể đã đủ để khái quát về cà phê? Ngôn từ nào có thể diễn tả được sự huyền bí của sắc nâu đen thăm thẳm như đêm, vị đắng quấn quít đầy mê hoặc và mùi thơm nồng nàn quyến rũ khiến bao người không thể thoát khỏi ma lực kỳ lạ của nó?
Bởi thế, khi các quán rượu mọc lên như nấm thì các tiệm cà phê cũng thi nhau mở trên khắp miền đất nước. Ở Đà Lạt cũng vậy. Mỗi tiệm một khung cảnh, một phong cách và hương vị riêng. Nhưng có lẽ, nếu không có khí hậu lành lạnh rất riêng, những cơn mưa thầm thì mà dai dẳng, thì uống cà phê ở Đà Lạt cũng chẳng khác biệt gì so với các địa phương khác trên khắp Việt Nam.
Những quán cà phê với những cái tên đầy gợi nhớ sẽ còn tiếp tục mọc lên và dù vô tình hay hữu ý đều góp phần xây dựng nên cái gọi là văn hóa cà phê Đà Lạt. Mà liệu Đà Lạt có tồn tại hay chăng một thứ gọi là văn hóa cà phê? Nhiều người sẽ bảo là có.
Văn hóa là trình độ nhận thức về chính bản thân mình, về xã hội và được thể hiện qua cách giao tiếp, ứng xử hay cách thụ hưởng của mỗi cá nhân. Đó chính là vẻ đẹp của tinh thần cộng đồng, đã trải qua quá trình bồi đắp lâu dài, liên tục, với sự cống hiến của nhiều thân phận, nhiều cuộc đời.
Nếu quan niệm như thế thì Cà phê Tùng có thể xem là một “thân phận” góp mặt từ thuở ban đầu cho đến bây giờ, đóng góp phần công sức to lớn và lâu dài cho văn hóa cà phê Đà Lạt.
Một ngày ghé Cà phê Tùng, quán còn đó những bức tranh do chính tay ông mua nhưng chủ nhân đã về cõi khác. Trên vách bên trái là bức Thiếu nữ xanh của Đinh Cường, màu xanh nhung vương lớp bụi thời gian. Vách bên phải là bức Người chơi đàn Guitar của Vị Ý, vẽ hình một người chơi guitar đầu cúi xuống. Phòng trong là bức tranh thiếu nữ với chiếc bandeau màu hồng nhạt của Cù Nguyễn.
Cho đến giờ này, bao nhiêu năm vẫn không gian ấy, màu thời gian ấy, nhưng trước những cơn lốc xoáy biến động của cuộc sống, ai biết được mai này sẽ ra sao?
Cà phê nhiều khi là sự bất chợt. Như một sớm mai dừng chân nơi góc phố, ngồi xuống uống một ly cà phê nơi quán nhỏ ven đường, lúc lắc ly cà phê sánh đặc trên tay, ngẩn ngơ nhìn sắc nâu đen thăm thẳm, mộng mị với hương thơm quyến rũ ẩn chứa sự mê say...
Rồi một chiều dạo bước bên hồ Xuân Hương chợt dừng chân khi bắt gặp một khung trời thinh lặng ven đường phố xôn xao người lại qua. Chỉ cần băng ngang con đường tấp nập ngựa xe (ngựa thật chứ không phải văn chương), bước vào quán Mei, vươn vai rũ sạch bụi đường và tận hưởng sự bình yên lắng sâu trên làn da thớ thịt. Một nơi để lánh xa, để thụ hưởng mà vẫn thấy mình cởi mở và thoải mái trước những câu chào lễ độ, những nụ cười thân thiện, và sự trân trọng thể hiện trong từng cử chỉ, giọng nói của những nhân viên phục vụ.
Đôi khi cạn túi, những quán cóc vỉa hè là điểm dừng chân. Ngồi đấy với cái tự do thong dong và gần gũi của những kẻ “bình dân”. Ai dám bảo những ly cà phê uống vào lúc ấy là không ngon?
Có người cho rằng cà phê là gạch nối giữa niềm vui và nỗi buồn, dù là cà phê không đường vẫn cầm muỗng khuấy nhẹ nhàng như khuấy lên những nỗi niềm thẳm sâu giữa hồn mình, khuấy lên, uống từ từ từng ít một như sợ hồn mình cũng cạn theo tách cà phê.
Muỗng khua vòng đáy tách Hương nồng mãi vấn vương Tiếng lanh canh vang vọng Giữa hồn ngát khói sương…
Nói tới rượu, hay chính xác hơn là quán nhậu là nói tới sự nhốn nháo, bất an. Nơi ấy thường xô bồ, nồng nặc mùi rượu thịt quyện với mùi mồ hôi người. Đối lập với nó, quán cà phê là nơi thanh tịnh giúp tâm hồn lắng lại. Như một bản nhạc, con người cũng cần những khoảng lặng cho tâm hồn, khi ấy ta có thể suy ngẫm về những điều mà cuộc sống bon chen bận rộn hàng ngày không cho phép ta nhớ đến. Phải chăng đó cũng chính là lúc ly cà phê bé nhỏ góp phần tạo nên một thứ văn hóa cho đời?