Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2021

Mùng 3 Tết nói về tục cúng gà của người Lục Tỉnh

Hôm nay mùng 3 là ngày dân Nam mần gà trống cúng Tết nhà.Dính tới nhà phải có cúng bánh tét .Mùng 3 là ngày nhà nào cũng có ít nhứt một đòn bánh tét

Cúng gà mùng 3 Tết


 
Từ bao giờ dân Nam Kỳ ăn bánh tét?
 
Vì sao trong Nam cũng nấu bánh nếp đậu xanh nhưng lại khác bánh chưng ngoài Bắc?
Chúngg ta biết rằng có nhiều nguyên nhân,nhưng làm cho văn hóa,phong tục,ẩm thực Miền Nam -Đàng Trong khác biệt với Miền Băc-Đàng Ngoài cũng là chủ đích của Đào Duy Từ và các Chúa Nguyễn trong quá trình khẳng định vai trò và vị trí của con người đất Phương Nam
Bánh tét dài,tròn khác với bánh chưng vuông của xứ Bắc
 
Nhiều báo đài nhắc tới nồi bánh tét đêm giao thừa của người Lục Tỉnh .Đó là nói "cho vui" kiểu là tạo ra hình ảnh trong các sự kiện đặng mà diễn thôi,thực tế người Miền Nam có ai nấu bánh tét đêm giao thừa bao giờ
 
Văn hóa Việt Nam chỉ có người Bắc Kỳ nấu bánh chưng đêm giao thừa,người Nam Kỳ không hề nấu bánh tét đêm giao thừa

Bếp lửa cháy đỏ rực,nồi bánh tét nghi ngút khói ở Miền Nam là của đêm mùng 2 Tết,là tại vì mùng 3 Tết người Miền Nam mới cúng bánh tét và ăn bánh tét trong lễ kiếu ông bà và cúng Tết nhà
Tiện xin nhắc một cá nữa,nhỏ thôi,nhưng rất là quan trọng,nhiều bạn Nam hồn nhiên viết rằng "Hôm nay mồng 1 Tết"
 
Mùng 1 hay Mồng 1 ?
Một cái rất rõ,người Bắc thì kêu là "mồng" và Nam Kỳ kêu là mùng
Dân gian Bắc Kỳ có câu:“Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy” " thì Nam Kỳ đọc là "Mùng một ăn Tết tại gia,mùng hai Tết vợ, mùng ba Tết thầy"

Trong chương 5 cuốn"Bức thư hối hận"Hồ Biểu Chánh viết là ba mươi Tết, , Tết Nguơn Đán ,rước ông bà và "mùng" rõ ràng
(Trích)
"Mai chánh ngày mùng một Tết mà đi coi nỗi gì. Để hết Tết đã chứ.
.....
Bữa sau Nguyễn Thuận ra khách sạn làm tờ giao kèo, hai đàng ký tên xong rồi, ông khách mời đóng 400 đồng bạc, là tiền mua tài vật với tiền mướn một nãm. Nguyễn Thuận hẹn mùng 8 giao nhà. Ông khách cậy mướn giùm cho ông một người nấu cơm và giúp ông làm rẩy
Sáng mùng 8 ông khách trả tiền mướn phòng ngủ, phát tiền nước cho hai anh rồi, cho riêng anh bồi làm mối mướn nhà đó 20 đồng, rồi kêu xe chở hoa ly lên nhà ở mướn."(Hết trích)
Như vậy hiểu là người Nam Kỳ phải viết mùng 1,mùng 2,mùng 3
Mùng ba ,người Lục Tỉnh mình có tục cúng gà
 
Mùng 3 là chánh thức hết Tết,các gia đình Nam Kỳ sẽ làm một mâm cơm tươm tất để cúng tiễn ông bà ,dân gian gọi là kiếu ông bà,kiếu là tiễn,từ đây không còn cúng cơm ngày hai bận nữa
Cúng gà cũng là cúng Tết nhà,đất đai cho viên mãn
 
Phải có một con gà trống luộc ,con gà này khi cúng phải để nó ngóc cái đầu lên cao,cặp giò có các ngón phải chúm kín đáo lại,còn đầy đủ bộ đồ lòng của con gà trên dĩa cúng
Bày lên bàn giữa cúng một tô cháo lớn,có thêm dĩa rau sống,dĩa bún tươi,dĩa muối gạo ,một dĩa trầu cau,chung rượu trắng,một cây bông mới,giấy tiền vàng bạc.Nên nhớ người Miền Nam không cúng xôi theo con gà như người Bắc nghen
Không thể thiếu là một đòn bánh tét và phải tét ra khoanh mà cúng
Có nhiều gia đình cúng xong thì treo cặp chưn gà lên trên cánh cửa.Rồi có tục cắt giấy hình trái bầu dán lên cửa,bàn,tủ,buồng cầu mong sự sung túc trong năm tới
Sau lễ cúng này thì gia đình sẽ không cúng cơm ông bà nữa,đã kiếu cho ông bà về nghĩ ngơi
Qua mùng 3 bắt đầu đi lễ hội bên ngoài.Đó là mùa cúng đình,đi hành hương đình chùa miếu mạo khắp nơi ,có hai nơi linh thiêng mà dân Nam Kỳ lục tỉnh thường đi là núi Bà Đen ở Tây Ninh và Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc

Người Nam Kỳ gốc Việt cúng gà trống,gốc Hoa cúng gà mái, thể hiện hai quan niệm khác nhau của hai dân tộc

Người Hoa trọng thương mãi ,giỏi bán buôn nên cúng gà mái-gà đẻ trứng vàng với mong muốn mua may bắn đắt trong năm mới
 
Còn người Nam Kỳ thì bộc trực,khẳng khái ,thẳng thừng,tín nghĩa,nhưng không coi buôn bán là sở trường nên cúng gà trống
"Lòng qua như đinh sắt
Nguyện nói chắc một lời
Qua không có dạ đổi dời như ai "






Gà trống có 5 đức tánh
1. Văn : mào con gà trống và hai cái mào ở dưới nhìn như mũ cánh chuồn của ông tiến sĩ biểu tượng cho văn
2. Võ : cựa gà là vũ khí biểu tượng cho võ
3. Dũng : con gà trống trong đàn luôn sẵn sàng đánh nhau để bảo vệ đàn của mình và sẵn sàng chí tử đến chết biểu tượng cho dũng khí
4. Nhân : con gà trống đầu đàn khi được cho ăn thì luôn gọi bầy của mình đến rồi mới thủng thẳng ăn cùng mà không bao giờ ăn một mình biểu tượng cho nhân
5. Tín : con gà trống luôn gáy đúng giờ bất kể bốn mùa biểu tượng cho tín
Nam Kỳ là đất mới ,hình ảnh người khẩn hoang đầu đội trời chưn đạp đất ,đầu tắt mặt tối ,luôn đối diện với thú dữ và hiểm nguy ,hình ảnh con người Nam Kỳ hùng dũng cũng như một con gà trống vậy
Nói tới miền Lục Tỉnh thì muốn nói hoài nói quỷ mà không hết chuyện
Vùng châu thổ đó sanh ra những con người rất kỳ lạ,người Miền Nam ,nơi đó có cách sống,suy nghĩ,phong tục tập quán ,văn hóa xã hội có nhiều nét khác nhiều vùng còn lại
Người Lục Tỉnh xưa tánh tình hịch hạp,bộc trực,nghĩ đơn giản,biết hương người tha nhân,nghĩ về đồng loại,sống mở,sống hướng về cái tươi sáng
 
"Tính cách Miền Nam" hình thành một nếp văn hóa rặc ròng Nam Kỳ,đó là những người Miền Nam gốc,những người đã bày ra và giữ riết cái riêng của Miền Nam mình tới tận cùng
Bữa nay mùng 3,chúng ta sẽ ăn cháo gà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét