Phiên chợ trâu Cán Cấu 2017 - ZaiTri.com |
Cán Cấu là một xã nằm trên trục đường nối liền huyện Si Ma Cai với huyện Bắc Hà và các huyện, tỉnh miền xuôi, có khu chợ trung tâm thu hút việc mua bán, giao lưu văn hóa của sáu xã thuộc huyện Si Ma Cai và một số xã thuộc huyện Bắc Hà, huyện Xín Mần - tỉnh Hà Giang. Chợ cách biên giới hơn 10 km, có điều kiện thu gom hàng hóa làm trung chuyển hàng hóa buôn bán với các tỉnh miền xuôi hoặc qua bên kia biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Cán Cấu và các xã trong vùng có hình chia cắt mạnh buộc đồng bào phải lựa chọn phương thức canh tác nương ruộng song có một lợi thế là một tiểu vùng khí hậu thuận lợi cho việc chăn nuôi, đồng bào trong vùng cơ bản cùng một dân tộc, có truyền thống và kinh nghiệm lâu đời trong việc chăn nuôi các loại gia súc. Sự phát triển mạnh mẽ của đàn gia cầm, gia súc ngày càng trở thành nguồn thu chính của các gia đình. Từ việc giết mổ trâu bò trước đây để mang đi bán tại các chợ Cán Cấu, Bắc Hà, Si Ma Cai rất tốn thời gian, vất vả, thất thoát nhiều, việc giết mổ làm thịt xấy ăn dần tốn kém, nhu cầu mua bán trâu, ngựa để sản xuất và phục vụ đời sống của bà con cũng như nhu cầu thịt trâu, bò, ngựa của các vùng dưới xuôi ngày càng lớn đòi hỏi trâu, bò, ngựa của cả vùng phải thành hàng hóa, phải có khu trung tâm mua bán. Trước yêu cầu, đòi hỏi của thị trường chợ trâu ngựa Cán Cấu hình thành và lập tức trở thành nơi thu hút mua bán trâu ngựa của cả vùng.
Để chợ trâu ngựa thành thương hiệu, xã đã ấn định thời gian họp chợ, vận động cán bộ, người nhà cán bộ có trâu, bò, ngựa muốn bán thực hiện trước, tạo thế thu hút người cần bán đến chợ. Đồng bào trong vùng từ bỡ ngỡ đã thấy được lợi thế của việc mua bán trâu bò, ngựa tại chợ đã nhiệt tình hưởng ứng, từ đó hình thành các mối buôn bán trâu, bò, ngựa về xuôi, tạo thành địa điểm để đồng bào muốn mua trâu, bò, ngựa về để phát triển sản xuất hoặc phát triển chăn nuôi loại đại gia súc này. Và cũng từ nhu cầu của thị trường đã hình thành một nhóm người thông thạo tiếng Kinh, tiếng Quan hỏa, tiếng Mông, thông thạo buôn bán, giao dịch làm cầu nối giữa người mua, nguời bán để ăn hoa hồng. Tiếng lành đồn xa, ngoài việc mua bán trao đổi trong vùng nhiều thương lái đã lên chợ mua gom, cho lên ô tô mang về xuôi.
Cán Cấu và các xã trong vùng có hình chia cắt mạnh buộc đồng bào phải lựa chọn phương thức canh tác nương ruộng song có một lợi thế là một tiểu vùng khí hậu thuận lợi cho việc chăn nuôi, đồng bào trong vùng cơ bản cùng một dân tộc, có truyền thống và kinh nghiệm lâu đời trong việc chăn nuôi các loại gia súc. Sự phát triển mạnh mẽ của đàn gia cầm, gia súc ngày càng trở thành nguồn thu chính của các gia đình. Từ việc giết mổ trâu bò trước đây để mang đi bán tại các chợ Cán Cấu, Bắc Hà, Si Ma Cai rất tốn thời gian, vất vả, thất thoát nhiều, việc giết mổ làm thịt xấy ăn dần tốn kém, nhu cầu mua bán trâu, ngựa để sản xuất và phục vụ đời sống của bà con cũng như nhu cầu thịt trâu, bò, ngựa của các vùng dưới xuôi ngày càng lớn đòi hỏi trâu, bò, ngựa của cả vùng phải thành hàng hóa, phải có khu trung tâm mua bán. Trước yêu cầu, đòi hỏi của thị trường chợ trâu ngựa Cán Cấu hình thành và lập tức trở thành nơi thu hút mua bán trâu ngựa của cả vùng.
Để chợ trâu ngựa thành thương hiệu, xã đã ấn định thời gian họp chợ, vận động cán bộ, người nhà cán bộ có trâu, bò, ngựa muốn bán thực hiện trước, tạo thế thu hút người cần bán đến chợ. Đồng bào trong vùng từ bỡ ngỡ đã thấy được lợi thế của việc mua bán trâu bò, ngựa tại chợ đã nhiệt tình hưởng ứng, từ đó hình thành các mối buôn bán trâu, bò, ngựa về xuôi, tạo thành địa điểm để đồng bào muốn mua trâu, bò, ngựa về để phát triển sản xuất hoặc phát triển chăn nuôi loại đại gia súc này. Và cũng từ nhu cầu của thị trường đã hình thành một nhóm người thông thạo tiếng Kinh, tiếng Quan hỏa, tiếng Mông, thông thạo buôn bán, giao dịch làm cầu nối giữa người mua, nguời bán để ăn hoa hồng. Tiếng lành đồn xa, ngoài việc mua bán trao đổi trong vùng nhiều thương lái đã lên chợ mua gom, cho lên ô tô mang về xuôi.
Nhận thức rõ vai trò của trâu, bò, ngựa trong đời sống hàng ngày cũng như giá trị mua bán cao nên đồng bào vùng Cán Cấu rất chú trọng việc chăm sóc trâu, bò, ngựa. Theo những nhà thương lái chuyên nghiệp thịt trâu Cán Cấu do chuyên nuôi dưỡng từ những loài cỏ ngọt mọc trên núi đá nên thịt ngọt, tính bình vào các kinh tỳ, vị đại trướng có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực. Nhiều người còn dùng sừng trâu làm thuốc hạ huyết áp, giảm nhịp tim, chống viêm não, trị bệnh kinh phong co giật, trị chảy máu cam, ho ra máu, tiểu ra máu, thanh nhiệt, lương huyết. Đặc biệt sừng trâu được sử dụng làm đồ mỹ nghệ như: lược, thìa, muôi, trang sức, túi xách…., những sản phẩm làm từ sừng trâu an toàn cho người sử dụng và ngày càng được các nghệ nhân sáng tạo ra nhiều kiểu dáng nên được rất nhiều người nước ngoài ưa chuộng.
Với sự hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nước như cấp giống theo diện 135, đưa giống cỏ voi về trồng, Cán Cấu cũng như các xã xung quanh đang phát triển mạnh mẽ đàn trâu. Khu mua bán trâu ngựa tại chợ trâu Cán Cấu luôn đông đúc khách tham quan, mua bán, những con trâu, ngựa béo tốt, trơn lông đỏ da từ nơi này đã tỏa đi khắp vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ để thỏa mãn nhu cầu của những người sành ăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét