Khi tui vào Sài Gòn vào cuối thập niên sáu mươi của thế kỷ trước, tui đã trầm trồ khen ngợi cái đầu quy hoạch thành phố này của mấy ông Tây, những Toà Đô chính, Bưu điện, nhà thờ Đức Bà, nhà hát, những biệt thự, dinh thự xưa và cả cái đài phun nước ở giao lộ Lê Lợi, Nguyễn Huệ, trước mặt Toà Đô chính và Nhà hát. Lúc tui biết đến nó, người ta đã trồng những cây liễu quanh đài nước, những cây liễu rũ lại làm cho khối xi măng đó mềm mại và lãng mạn hơn. Từ đó, người dân Sài Gòn gọi một cách dân dã chắng chút hoa mỹ là Bùng binh Cây Liễu.
Được biết cái đài phun nước này có từ thời Tây, là nơi hàng tuần có đội kèn ra chơi nhạc, nên gọi là Bồn kèn, đến năm 1942 nó được xây thành một cái hồ nước nhỏ giữa trung tâm thành phố với đài phun nước hai tầng như đoá hoa nở ra cùng những vòi nước phun lên lung linh. Nếu đứng ở đường Nguyễn Huệ, hồ nước ấy như tấm gương phản chiếu Toà Đô chính to đẹp với những điêu khắc tuyết đẹp mang phong cách Âu Châu. Còn đứng ở góc Lê Lợi-Công Lý nhìn lại, sẽ thấy bóng nhà hát thành phố lung linh dưới nước cùng với bóng liễu soi. Người Sài Gòn không ai không biết cái đài phun nước này và ai cũng đã có lần đi ngang qua đây để nhìn nước phun, liễu rũ, hai hàng cây thẳng tắp trước toà Đô chính, bên này là rạp Rex, bên kia là Thương xá Tax và rồi Passage Eden. Tất cả tạo thành một quần thể hài hoà, hiện đại và rất đẹp chẳng khác gì một góc phố của Paris. Ở khu này, những con đường thẳng góc với bờ sông đem lại gió mát từ sông lên, giải toả cái nóng mùa hè của vùng nhiệt đới. Đối với người Sài Gòn ở đây là trung tâm, là trái tim của Sài Gòn và người Sài Gòn ai cũng mang trong mình những ký ức của cái đài phun nước mang tên Bùng binh Cây Liễu ấy.
Khu vực này tồn tại cả trăm năm, lộng lẫy nằm khoe mình giữa nắng mưa của đất Sài Gòn. Thực dân Pháp rời đi, chính quyền miền Nam vẫn giữ gìn rất tốt những dấu tích, những kiến trúc của văn minh như gìn giữ những kỷ niệm và ký ức của người Sài Gòn. Vật đổi sao dời, lịch sử sang trang khác, đất nước có thể chế khác và Sài Gòn cũng thế. Đầu thế kỷ XXI, sau cả trăm năm tồn tại, những dấu tích của Sài Gòn xưa bắt đầu bị xoá sổ, bị đập phá để thay vào đó những toà nhà cao ngất, nhứng khu phố bê tông và những con đường vô hồn. Và đương nhiên Bùng binh Cây Liễu cùng chung số phận. Người ta làm con phố đi bộ thẳng tuột đến Toà Đô chính, bây giờ là văn phòng Uỷ Ban. Hàng cây không còn, đài nước không còn, giao lộ bị đánh mất những vòm cây. Thương xá Tax bị xoá, biết bao những viên gạch, cầu thang, đèn trang trí tuyệt đẹp quý hiếm của châu Âu bị phá nát, thay vào đó là toà nhà sừng sững kém duyên đâm nát bẩu trời. Cả quần thể đẹp đẽ ngày xưa như vụn vỡ, quần thể kiến trúc đẹp đẽ của quá khứ bị thay bằng những mảng chắp vá lạc lõng với nhau.
Người Pháp khi quy hoạch Sài Gòn cũng không quên tính chất phong thuỷ của Á Đông nên các kiến trúc cũng luôn kết hợp một cách tài tình Đông và Tây giao hoà cùng nhau. Cái đài nước gọi là Bùng binh Cây Liễu ấy cũng mang tính cách phong thuỷ đó. Toà Đô chính ngày xưa là Dinh Xã Tây, luôn là trung tâm hành chánh của Sài Gòn, nó lại có con đường Nguyễn Huệ đám trực diện, điều này phong thuỷ kỵ lắm, nên thường người ta làm cái bình phong án ngữ để hoá giải, cái đài nước đấy chính là cái bình phong ấy. Cho nên sau khi chính quyền thành phố này cho san ủi cái đài nước kia cũng như là phá bức bình phong che chắn cho Uỷ Ban, từ đó những người ở trong Uỷ Ban bắt đầu có chuyện, lớp thì đi tù, lớp chết chóc, bệnh tật. Phá bỏ những di tích, không cho ba con đường đi qua giao lộ người ta đã xóa mất lịch sử của thành phố, đánh mất ký ức của người Sài Gòn, đồng thời không quan tâm yếu tố phong thuỷ láu đời của cha ông, do vậy họ phải trả giá chăng? Đến lúc ấy, người ta giật mình và rồi người ta lại nghĩ đến chuyện khôi phục lại cái hồ nước một thời có liễu rũ vờn quanh. Nghe nói kinh phí lên đến mấy chục tỷ, nhưng mà cái duyên chẳng còn mà lại phạm thêm lôi nặng. Nước thuộc thuỷ, người ta làm cái hoa sen dị hợm, quê mùa, loè loẹt đặt lên đấy. Hoa màu đỏ thuộc Hoả. Thuỷ Hoả đặt chung với nhau chắc lại sinh thêm hoạ nữa.
Video clip sau khi UBND thành phố Hồ Chí Minh chi hơn 20 tỷ cải tạo lại ngay bùng binh cây liễu là đài phun nước đèn lung linh đêm về cho du khách trên phố đi bộ Nguyễn Huệ dừng chân dạo chơi
Hãy trao quyền quy hoạch cho những người có chuyên môn, có tâm huyết và có mong muốn gìn giữ dấu tích quý giá của thành phố. Đừng dùng quyền lực với cái đầu không hiểu biết để phá hỏng thành phố tươi đẹp này. Đừng nên đánh cắp ký ức của người Sài Gòn bằng việc xoá sạch những dấu tích không tìm lại được của Sài Gòn
4.11.2019
DODUYNGOC
Bùng binh cây Liễu từ thời Pháp |
Được biết cái đài phun nước này có từ thời Tây, là nơi hàng tuần có đội kèn ra chơi nhạc, nên gọi là Bồn kèn, đến năm 1942 nó được xây thành một cái hồ nước nhỏ giữa trung tâm thành phố với đài phun nước hai tầng như đoá hoa nở ra cùng những vòi nước phun lên lung linh. Nếu đứng ở đường Nguyễn Huệ, hồ nước ấy như tấm gương phản chiếu Toà Đô chính to đẹp với những điêu khắc tuyết đẹp mang phong cách Âu Châu. Còn đứng ở góc Lê Lợi-Công Lý nhìn lại, sẽ thấy bóng nhà hát thành phố lung linh dưới nước cùng với bóng liễu soi. Người Sài Gòn không ai không biết cái đài phun nước này và ai cũng đã có lần đi ngang qua đây để nhìn nước phun, liễu rũ, hai hàng cây thẳng tắp trước toà Đô chính, bên này là rạp Rex, bên kia là Thương xá Tax và rồi Passage Eden. Tất cả tạo thành một quần thể hài hoà, hiện đại và rất đẹp chẳng khác gì một góc phố của Paris. Ở khu này, những con đường thẳng góc với bờ sông đem lại gió mát từ sông lên, giải toả cái nóng mùa hè của vùng nhiệt đới. Đối với người Sài Gòn ở đây là trung tâm, là trái tim của Sài Gòn và người Sài Gòn ai cũng mang trong mình những ký ức của cái đài phun nước mang tên Bùng binh Cây Liễu ấy.
Khu vực này tồn tại cả trăm năm, lộng lẫy nằm khoe mình giữa nắng mưa của đất Sài Gòn. Thực dân Pháp rời đi, chính quyền miền Nam vẫn giữ gìn rất tốt những dấu tích, những kiến trúc của văn minh như gìn giữ những kỷ niệm và ký ức của người Sài Gòn. Vật đổi sao dời, lịch sử sang trang khác, đất nước có thể chế khác và Sài Gòn cũng thế. Đầu thế kỷ XXI, sau cả trăm năm tồn tại, những dấu tích của Sài Gòn xưa bắt đầu bị xoá sổ, bị đập phá để thay vào đó những toà nhà cao ngất, nhứng khu phố bê tông và những con đường vô hồn. Và đương nhiên Bùng binh Cây Liễu cùng chung số phận. Người ta làm con phố đi bộ thẳng tuột đến Toà Đô chính, bây giờ là văn phòng Uỷ Ban. Hàng cây không còn, đài nước không còn, giao lộ bị đánh mất những vòm cây. Thương xá Tax bị xoá, biết bao những viên gạch, cầu thang, đèn trang trí tuyệt đẹp quý hiếm của châu Âu bị phá nát, thay vào đó là toà nhà sừng sững kém duyên đâm nát bẩu trời. Cả quần thể đẹp đẽ ngày xưa như vụn vỡ, quần thể kiến trúc đẹp đẽ của quá khứ bị thay bằng những mảng chắp vá lạc lõng với nhau.
Người Pháp khi quy hoạch Sài Gòn cũng không quên tính chất phong thuỷ của Á Đông nên các kiến trúc cũng luôn kết hợp một cách tài tình Đông và Tây giao hoà cùng nhau. Cái đài nước gọi là Bùng binh Cây Liễu ấy cũng mang tính cách phong thuỷ đó. Toà Đô chính ngày xưa là Dinh Xã Tây, luôn là trung tâm hành chánh của Sài Gòn, nó lại có con đường Nguyễn Huệ đám trực diện, điều này phong thuỷ kỵ lắm, nên thường người ta làm cái bình phong án ngữ để hoá giải, cái đài nước đấy chính là cái bình phong ấy. Cho nên sau khi chính quyền thành phố này cho san ủi cái đài nước kia cũng như là phá bức bình phong che chắn cho Uỷ Ban, từ đó những người ở trong Uỷ Ban bắt đầu có chuyện, lớp thì đi tù, lớp chết chóc, bệnh tật. Phá bỏ những di tích, không cho ba con đường đi qua giao lộ người ta đã xóa mất lịch sử của thành phố, đánh mất ký ức của người Sài Gòn, đồng thời không quan tâm yếu tố phong thuỷ láu đời của cha ông, do vậy họ phải trả giá chăng? Đến lúc ấy, người ta giật mình và rồi người ta lại nghĩ đến chuyện khôi phục lại cái hồ nước một thời có liễu rũ vờn quanh. Nghe nói kinh phí lên đến mấy chục tỷ, nhưng mà cái duyên chẳng còn mà lại phạm thêm lôi nặng. Nước thuộc thuỷ, người ta làm cái hoa sen dị hợm, quê mùa, loè loẹt đặt lên đấy. Hoa màu đỏ thuộc Hoả. Thuỷ Hoả đặt chung với nhau chắc lại sinh thêm hoạ nữa.
Video clip sau khi UBND thành phố Hồ Chí Minh chi hơn 20 tỷ cải tạo lại ngay bùng binh cây liễu là đài phun nước đèn lung linh đêm về cho du khách trên phố đi bộ Nguyễn Huệ dừng chân dạo chơi
Hãy trao quyền quy hoạch cho những người có chuyên môn, có tâm huyết và có mong muốn gìn giữ dấu tích quý giá của thành phố. Đừng dùng quyền lực với cái đầu không hiểu biết để phá hỏng thành phố tươi đẹp này. Đừng nên đánh cắp ký ức của người Sài Gòn bằng việc xoá sạch những dấu tích không tìm lại được của Sài Gòn
4.11.2019
DODUYNGOC